1. Thông tin sản phẩm Si2O3Na2.5H2O
– Tên thường gọi: Sodium Silicate Pentahydrate
– Công thức hóa học: SiO3Na2.5H2O
– Độ tinh khiết: 99%
– Hàm lượng: SiO2: 27 – 29%, Na2O: 28-30,5%, Fe: 200ppm max
– Độ hòa tan trong nước: 22.2 g/100 ml (25 °C) và 160.6 g/100 ml (80 °C).
(Tan được trong nước nhưng không hòa tan trong alcohol)
– Độ pH (dung dịch 1%): 10 – 12 (rất kiềm)
– Tên gọi khách: Tên gọi khác: Metso Beads, Silicic acid, disodium salt; Sodium-m-Silicate; Orthosil; Disodium metasilicate; Disodium Monosilicate; Waterglass; Disodium trioxosilicate;
– Ngoại quan: dạng tinh thể màu trắng trong.
2. Những tác dụng của Silic đối với cây trồng
– Silic là thành phần cơ bản của thành tế bào, tạo nên cảm giác ráp, nhặm, cứng của thân cây: Acid Silic trong dung dịch nước sẽ tương tác với pectin và polyphenol trong thành tế bào và được định vị chính ở thành tế bào giúp cho thành tế bào cứng cáp hơn, tăng tính chống đổ gẫy gập.
– Cây được cung cấp đủ Silic (SiO2) sẽ tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng lân và đạm, đều tăng năng suất…
– Cây hút nhiều Silic giúp cho chống sự xâm nhập vủa vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nếu cây lúa có tỷ lệ silic cao thì sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng khó xâm nhập.
– Cây có đủ silic thì thân, bẹ, lá cứng cáp do silic tham gia vào kết cấu vách tế bào của cây, bộ lá đứng cây quang hợp ánh sáng tốt hơn làm cho cây giảm thiểu sự bốc thoát hơi nước nên có khả năng chống hạn, chống úng, chống nóng tốt.
– Silic còn làm tăng năng lực ôxi hóa của rễ, tăng cường sự hút lân của cây nhờ vào tác dụng làm giảm khả năng cố định lân của đất, cải thiện tình trạng lân dễ tiêu trong đất.
3. Những ứng dụng khác của Na2SiO3. 5H2O
– Na2SiO3 là nguyên liệu ban đầu để sản xuất gel silica.
– Sử dụng trong sản xuất chất tẩy, là chất kết dính thủy tinh, đồ gốm, đồ đá, dùng cho các vật liệu chống cháy; cố định màu trên tranh ảnh, vải; bảo quản trứng.
– Natri silicat được sử dụng trong xi măng, chống cháy thụ động, công nghiệp dệt may và chế biến gỗ xẻ, vật liệu chịu lửa, và trong ô tô. Natri cacbonat và silic điôxít phản ứng khi được nung nóng để tạo thành natri silicat và carbon dioxit:…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.