Shopping Cart

Hướng dẫn cách xử lý và cách khắc phục đất trồng bị chua

Danh mục

  • Đất trồng bị chua có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hút các chất dinh dưỡng của cây. Khi đất chua, Magie và Canxi không hoạt động được, cây không hấp thụ được ba nguyên tố chính N,P,K và Lưu huỳnh. Hiệu suất sử dụng phân bón giảm đi.

Thế nào là đất chua?

Đất chua là gì:

  • Độ chua của đất bằng thang điểm từ 1-14. Những loại đất nào được đo dưới 7
    có nghĩa là có tính axit trong đất.
  • Đất chua là những loại đất có độ pH khoảng 3-6,5. Với đất chua thường có
    chứa các chất như kali, Magie, canxi khó hòa tan trong đất và bị giữ lại từ đó
    làm cho cây trồng sinh trưởng kém.
Máy đo độ PH Takemura DM13 & DM15 | Nông Nghiệp Hữu Cơ Hoàng Tú
Máy đo độ PH Takemura DM13 & DM15
 
Đối với ruộng ngập nước, khi pH giảm – đất chua thì sắt thường ở dạng hóa trị II sẽ kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành phức hợp sắt dễ tan, gây ngộ độc sắt cho cây lúa. Nhôm Al3+ hòa tan khi pH thấp, đây là yếu tố gây độc chính cho cây trồng khi đất chua. Do đó, độ chua của đất là yếu tố chính hạn chế sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng.
Đất trồng bị chua và cách khắc phục
Tình trạng đất trồng bị chua và cách khắc phục
 

Nguyên nhân làm cho đất chua

Có 4 nguyên nhân chính làm cho đất chua đó là:

Ở Việt Nam mình, hầu hết độ pH của đất đo được rơi vào khoảng chua nhẹ đến chua. Đất trồng bị chua do các nguyên nhân chính sau:

1 – Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa axit, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua. Mưa axit hình thành do không khí ô nhiễm chứa nhiều CO2, SO2,…

2 – Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…, làm cho đất chua. Nhất là bà con bón phân hữu cơ, phân chuồng ủ chưa chín, chưa hoai sẽ gây nên chua đất.

3 -Bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân,…cũng làm đất bị chua. Khi cây hút các cation (như Ca2+,K+, Mg+) chúng sẽ trả lại H+ vào đất để cân bằng điện tích. H+ kết hợp với các gốc muối Sunphat, Clorua, tạo ra các axit HCl, H2SO4 gây chua đất. Bà con bón nhiều phân vô cơ không những gây chua đất mà còn làm chai cứng đất qua các năm.

4 -Những loại thuốc trừ cỏ như Glyphosate, Parawat, 2,4 D.., thuốc diệt côn trùng, thuốc trị nấm, tuyến trùng có chứa gốc Sunlphur (S), khi phun qua lá hay tưới gốc đều làm cho pH đất giảm xuống một cách nhanh chóng.

Tác hại của đất chua

Mỗi cây trồng sẽ có khả năng thích ứng với độ pH của đất riêng, tuy nhiên độ pH từ 5.5 đến 7 được xem là lý tưởng giúp tối ưu quá trình hấp thu và trao đổi dinh dưỡng giữa rễ cây và đất (vì phốt pho trong đất có thể hòa tan giúp rễ cây hấp thu tối ưu).
Do đó, đất chua sẽ làm phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái trong đất, cản trở quá trình phát triển của cây:
  • Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây bị rửa trôi ở bên dưới vùng rễ cây. Làm cho cây khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng như: K, Ca, Mg… khiến cho cây ngày càng thiếu dinh dưỡng.
  • Đất chua làm giảm đi lượng Photpho và molypden, ngược lại nó làm tăng các nguyên tố độc hại như nhôm và manga. Một số nguyên tố độc hại đó làm cho rễ cây dễ bị ngộ độc. Từ đó, rễ của cây trồng bị bó lại và không phát triển được nữa.
  • Đất chua có thể làm giảm môi trường thuận lợi các các vi khuẩn, giun đất và
    các vi sinh vật có ích khác. Làm cho cây trồng ngày càng sinh trưởng kém
    dẫn đến năng suất cây trồng thấp.
  • Khi trong đất trồng có tính axit cao thì làm cho các vi khuẩn có lợi như
    rhizobium cố định nitơ cho cây họ đậu bị ức chế. Dẫn đến các tình trạng như
    các chất hữu cơ không thể phân hủy gây ra tình trạng đất bị bí chặt, nghèo
    nàn dinh dưỡng, cây không phát triển được và làm giảm năng suất cây trồng

Cách xử lý đất chua (cách tạo độ chua cho đất)

Bón vôi cho đất

  • Khi đất trồng bị chua, để giảm độ chua tăng pH người ta thường bón những chất có tính chất kiềm cho đất như vôi nông nghiệp.
  • Các loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2) và dolomite lime (‎CaMg(CO3)2)
  • Tùy theo độ chua của đất mà ta quyết định nên bón loại vôi nào. Khuyến cáo bà con nên dùng loại vôi dolomite, vừa cung cấp hai nguyên tố kiềm Ca, Mg cho đất, vừa là nguồn khoáng dinh dưỡng cho cây. Bón vôi dolomite không gây nóng cho cây.
  • Đối với đất đỏ Bazan trồng cà phê có pH<4,Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên khuyến cáo bón 1.200 kg/ha loại vôi dolomite, 2 năm bón một lần.

Lưu ý khi bón vôi

Khi bón vôi bà con không nên trộn với bất kỳ lọai phân gì. Để tránh tác hại nên bón vôi sau thu họach, bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước ít nhất 15 ngày và bón trước đợt bón phân của vụ sau ít nhất 15 ngày. Tốt nhất là bón trước khi mùa mưa đến hay giữa mùa mưa.

Trên vườn có tỷ lệ đất cát cao thì bà con mình nên chia lượng vôi đó ra bón nhiều lần.

Vôi chỉ nên dùng ở những nơi đất có đầy đủ chất hữu cơ, những nơi nghèo chất hữu cơ thì không nên bón nhiều vôi, sẽ làm đất nghèo nàn thêm, vì chất hữu cơ bị  hủy hoại nhanh chóng. Vôi cũng không được sử dụng trên những vùng đất có thành phần sét nặng. Sẽ dễ tạo đất cứng thêm, thành lớp đế cày. Không tốt cho việc trồng trọt.

Bón vôi tuy là biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng tăng pH mà được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên cần hiểu rõ việc bón vôi cho đất cũng có những tác hại phụ.

  • Mặt trái của việc bón vôi
    • Dùng vôi để khử chua sẽ có phản ứng hóa học tạo ra CaSO4 tức thạch cao gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây.
    • Đồng thời vôi cũng tiêu diệt hệ vi sinh vật có hại lẫn có lợi.Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi (EM) cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng.
    • Làm mất chất dinh dưỡng: Vôi khi gặp các loại phân bón chứa Nitơ (N) sẽ làm mất Nitơ, khi gặp Lân (P2O5) sẽ biến Lân thành quặng Phosphat khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các loại phân vô cơ như: Urê, SA, NPK, DAP, Lân,…đều kỵ vôi
    • Trong phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật hay than bùn,…chứa 1 chất rất quan trọng là Axit Humic (đây là chất cực quý với tất cả các loại cây trồng ). Axit Humic rất dễ tan. Nếu ở dạng Humat Kali, Humat Natri, Humat Amoni thì càng tốt. Nhưng khi trộn với vôi sẽ tạo thành Humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được.

Tăng cường lượng hữu cơ cho đất

Bón vôi tuy là biện pháp tăng pH nhanh chóng và hiệu quả nhưng cũng gây không ít tác hại cho đất. Vì vậy tôi xin khuyến cáo Bà con hằng năm nên tăng lượng hữu cơ của đất, để tăng lượng keo đất, làm tăng quá trình trao đổi cation giúp rễ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng.

Hữu cơ là nguồn thức ăn của các vi sinh vật trong đất, khi tăng lượng hữu cơ sẽ tăng cường sự hoạt động của hê vi sinh vật đất, đồng thời làm đất tơi xốp.

Tăng hữu cơ bằng cách bón phân chuồng hoai mục, xác bã thực vật đã được ủ hoai mục. Trả lại chất hữu cơ tự nhiên cho đất sau mỗi vụ thu hoạch.

Không được bón phân chuồng ủ chưa chín tới vào đất, phân chuồng chưa hoai sẽ làm tăng thêm độ chua của đất. Bà con nên sử dụng Chế phẩm sinh học EM AG chứa nhiều vi sinh vật hữu hiệu để làm giảm thời gian ủ phân, tăng nhanh quá trình chín, hoai mục của phân. Đồng thời sau khi ủ xong, phân hữu cơ lúc bấy giờ mang một lượng vi sinh vật có ích cho đất, bón vào cây sẽ giúp rễ cây phát triển tốt, cải tạo đất lâu dài.

Bổ sung hàm lượng Humic

Trong Humic có chứa Axit Humic và Fulvic, đây là những dạng keo đất. Chúng liên kết với các cation bazơ, giúp đất giữ lại lượng phân bón cho cây, chống thất thoát rửa trôi. Humic làm tăng cường quá trình trao đổi cation của cây, giúp quá trình trao đổi khoáng ở rễ diễn ra dễ dàng hơn. Do đó tiết kiệm lượng phân hàng năm bón vào đất.

Humic còn có tác dụng duy trì độ pH của đất ở mức trung tính.

Bổ sung Humic cho cây trồng kết hợp với bón phân hữu cơ cho đất thực sự là biện pháp bền vững trong vấn đề cải tạo đất trồng bị chua.

Hạn chế thuốc BVTV và phân hóa học

Trong các nguyên nhân làm cho đất trồng bị chua, có những nguyên nhân người nông dân chúng ta không thể can thiệp được. Ví dụ như do không khí ngày càng ô nhiễm gây ra lượng lớn mưa axit. Nhưng nguyên nhân trực tiếp làm cho đất chua do tác động của phân bón vô cơ và thuốc BVTV gây ra, thì bà con nông dân mình có thể tự khắc phục được.

Bón nhiều đạm làm cây phát triển nhanh chóng, không cân đối, lá to và mỏng tạo điều kiện cho côn trùng chích hút và gặm nhai phá hoại bộ lá.

Bà con nên chủ động thay đổi thói quen canh tác của mình theo hướng hữu cơ, giảm bớt sử dụng phân vô cơ. Tăng cường lượng hữu cơ cho đất và sử dụng các chế phẩm sinh học, chủng vi sinh vật đối kháng, thiên địch để bảo vệ mùa màng.

Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất

Như vậy, sẽ hạn chế làm giảm hệ sinh vật trong đất và giảm lượng hữu cơ trong đất. Việc giữ cỏ dưới tán cây mang lại lợi ích rất lớn cho cây trồng. Thảm cỏ che phủ giúp giảm việc bốc hơi nước của đất. Do đó, tăng cường ẩm độ cho đất vào mùa khô. Cỏ che phủ đất giúp duy trì nhiệt độ đất ổn định, có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ bộ rễ cây trồng tránh khỏi biến động nhiệt độ.

Ngoài ra, việc cắt tỉa cỏ định kỳ hàng tháng giúp trả về cho đất lượng mùn hữu cơ, gia tăng sự màu mỡ của đất. Có thể sử dụng cỏ đã cắt để tủ gốc trong mùa khô. Hệ cỏ quanh gốc được duy trì sẽ tạo nên sự đa dạng sinh học trong đất. Các vi sinh vật có ích phát triển, đồng thời tăng cường độ tơi xốp của đất.

Bà con nên “coi trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường để tăng cường sức đề kháng của cây, tăng cường sự khỏe mạnh của bộ rễ và tán lá, giúp cho cây vượt qua các giai đoạn mẫn cảm như thời kì ra đọt non, thời kì trồng mới,… bằng “nội sinh” của cây. Từ đó không cần phải phun xịt các thuốc hóa học để trị bệnh, do đó tránh được hậu quả đất chua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *