1. Thông tin sản phẩm Đồng Chelate
– Thành phần: Cu = 15%
– Tên tiếng anh: copper edta complex preparation (Copper EDTA)
– Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, copper disodium complex
– Công thức phân tử: C10H12N2O8CuNa2 (EDTA-CuNa2)
– Khối lượng phân tử: 397,7
– pH = 6 – 7 (nồng độ 1%)
– Ngoại quan: Dạng bột màu xanh.
– Độ tan của Đồng Chelate: Cu-EDTA-15 hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99%
2. Sử dụng Đồng Chelate
- Trong nông nghiệp: Cung cấp trực tiếp dinh dưỡng Đồng cho cây trồng qua đường rễ và qua lá.
- Trong sản xuất phân bón: Dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp cao cấp NPK + TE, phân bón vi lượng và phân bón qua lá.
- Trong nuôi trồng thủy sản: Dùng để diệt tảo, các mầm bệnh, các ký sinh trùng trong ao nuôi trồng thủy sản, bể bơi mà vẫn an toàn cho người và vật nuôi (trong nồng độ được khuyến cáo).
3. Tác dụng của yếu tố Đồng đối với sự phát triển của cây trồng
- Là thành phần của enzym cytochrome oxydasaza và thành phần của nhiều enzym-ascorbic, axit axidasaza, phenolasaza, lactasaza.
- Xúc tiến quá trình hình thành vitamin.
4. Triệu chứng thiếu hụt Đồng trên cây trồng
– Thiếu đồng mất màu xanh giữa các gân lá, lá thường xuyên héo rũ, dễ rụng
– Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
– Hiện tượng thiếu đồng thường xuất hiện đối với cây lúa gây ra hiện tượng trắng lá và các hạt đầu bông không thụ phấn (lúa bị rơm đầu), đẻ nhiều nhưng dảnh thành bông ít và xuất hiện ở các cây hòa thảo khác.
– Sự bón nhiều đạm đã làm xuất hiện hiện tượng thiếu đồng có làm giảm năng suất và phẩm chất cỏ. Bón nhiều lân cũng làm giảm hàm lượng đồng và năng xuất cam quýt.
5. Tại sao nên sử dụng đồng chelate thay thế đồng sunphat trong trồng trọt?
– Đồng sunphat tồn tại trong đất dưới dạng Ion Cu2+ rất dễ kết hợp với OH- trong đất để tạo thành dạng kết tủa Cu(OH)2 cây trồng không hấp thụ được. Hoặc trong môi trường axit cây trồng rất dễ bị ngộ độc do sự giải phóng nhanh của ion Cu2+ khi hàm lượng phân bón không được khống chế.
– Đối với dạng đồng chelate, đồng được tồn tại dưới dạng phức chất EDTA và rất bền trong đất (không bị ảnh hưởng bởi pH đất). Ion Cu2+ sẽ được nhả dần dần theo nhu cầu của cây, không làm cây trồng bị ngộ độc.
6. Tác dụng của Đồng (Cu2+) đối với nuôi trồng thủy sản
- Ức chế quá trình quang hợp và sự phát triển tế bào của tảo.
- Diệt rong nhớt đáy ao ở ao hồ nuôi tôm.
- Phòng và trị bệnh trắng mang, đỏ mang, lở loét do ký sinh trùng, rận cá, bệnh bông gòn, bệnh thối đuôi, vây trong ao nuôi cá.
5. Tại sao nên sử dụng đồng chelate thay thế đồng sunphat trong nuôi trồng thủy sản?
– Tuy đồng sunphat cho tác dụng nhanh do sự giải phóng ion Cu2+ nhanh hơn đồng chelate, tuy nhiên khi sử dụng đồng sunphat dễ bị tính toán sai hàm lượng.
– Sulfate đồng gây độc cho thủy sinh vật, điều này có thể gây nhiễm độc trên tôm, làm tôm chậm lớn
– Sunphat đồng tồn tại trong ao lâu dài và không tự hủy sinh học và có thể làm đất bị cằn cỏi vì tiêu diệt vi sinh vật có lợi trong môi trường đất/
– Sunphat đồng là dạng rắn, có thể tạo bụi nguy hiểm do quá trình vận chuyển, sử dụng.
– Đồng Chelate có hiệu quả lâu hơn sulfate đồng vì tồn tại lơ lửng trong cột nước lâu hơn.
– Chelate đồng ít độc đối với thủy sinh vật hơn sulfate đồng vì chúng phóng thích Cu2+ chậm hơn và hoạt động hiệu quả tốt hơn trong môi trường có độ kiềm cao.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.