1. Thông tin sản phẩm Mangan Chelate
– Thành phần: Mn = 10 – 13 %
– Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, manganese disodium complex
– Công thức phân tử: C10H12N2O8MnNa2 (EDTA-MnNa2)
– Khối lượng phân tử: 389,1
– pH = 6 – 8 (nồng độ 1%)
– Ngoại quan: Dạng bột màu vàng sáng.
– Độ tan của Mangan Chelate, Mn-EDTA-13 hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99,97%
2. Sử dụng Mangan Chelate
- Trong nông nghiệp: Cung cấp trực tiếp dinh dưỡng vi lượng Mangan cho cây trồng qua đường rễ và qua lá.
- Trong sản xuất phân bón: Dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp cao cấp NPK + TE, phân bón vi lượng và phân bón qua lá.
3. Tác dụng của yếu tố Mangan đối với sự phát triển của cây trồng
+ Xúc tác trong một số phản ứng enzym và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylasaza.
+ Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
+ Hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố.
+ Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.
4. Triệu chứng thiếu hụt Mangan trên cây trồng
Thiếu Mangan lá có thể xuất hiện những đốm xám hoặc vàng thẫm ở chung quanh rìa lá. Cũng giống như Sắt, triệu chứng thiếu Mangan thường xảy ra trên vùng đất đá vôi vì khi bón Mangan thì Mangan trở thành dạng không tan. Thực hiện việc acid hóa đất như đã đề cập ở phần Sắt sẽ cải thiện tình trạng này đáng kể, hoặc sử dụng Mangan sun phát là dạng dễ tan để bón vào đất. Ngược lại, ngộ độc Mangan thường xảy ra trên những đất quá axít do Mangan trở thành dạng hòa tan nhanh nên cây sẽ bị thừa Mangan.
Thiếu Mangan gân của các lá non úa vàng, lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm tạo thành các dạng ô vuông, xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, xuất hiện vùng xám vàng gần cuống lá non.
Cũng vì mangan rất ít di động, nên hiện tượng thiếu mangan thường có biểu hiện trước tiên ở các lá non. Ở cây lá rộng, bản lá vàng còn có các gân lá vẫn giữ màu xanh. Ở cây hòa thảo hiện tượng này cũng xuất hiện nhưng không rõ ràng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.