Phân Bón Hữu Cơ Canxi - EDTA Canxi
Canxi Chelate (Ca-EDTA-10) tan hoàn toàn trong nước
50.000 220.000  Select options

Canxi Chelate (Ca-EDTA-10) tan hoàn toàn trong nước

50.000 220.000 

Ca  =  10 %; Dạng bột màu trắng; Ca-EDTA-10 hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99%

Xóa
TƯ VẤN SẢN PHẨM

1. Một số những thông tin chính của sản phẩm Canxi Chelate (Ca-EDTA-10)

– Thành phần dinh dưỡng: Ca  =  10 %

– Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, calcium disodium complex

– Công thức phân tử: C10H12N2O8CaNa2.2H2O (EDTA-CaNa2.2H2O)

– Khối lượng phân tử: 410.13

– Ngoại quan: Dạng bột màu trắng.

– Độ tan của Canxi Chelate, Ca-EDTA-10 hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99%

2. Ứng dụng của Canxi – Chelate (Ca-EDTA)

  • Trong nông nghiệp: Cung cấp trực tiếp dinh dưỡng trung lượng Canxi cho cây trồng qua đường rễ và qua lá, ứng dụng hiệu quả đối với các mô hình tưới nhỏ giọt, mô hình trồng cây thủy canh,…
  • Trong sản xuất phân bón: Dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp cao cấp NPK + TE, phân bón vi lượng và phân bón qua lá.

3. Tại sao nên bổ sung dinh dưỡng trung, vi lượng dạng chelate?

– Nếu không sử dụng dạng trung, vi lượng ở các dạng phức chelate. Thì chủ yếu chúng ta cung cấp trung, vi lượng cho cây trồng thông qua việc bón phân vô cơ. Nhưng nếu muốn cây trồng hấp thụ được các nguyên tố vi lượng, thì các nguyên tố vi lượng này không thể tồn tại ở dạng muốn vô cơ.

+ Những nguyên tố trung, vi lượng tồn tại dưới dạng ion, đặc biệt khi vào môi trường nước chúng không tồn tại ở dạng ion riêng lẻ chúng sẽ kết hợp với các anion photphat (phân lân), anion sunphat, cacbonnat. Chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành các hợp chất kết tủa, hợp chất không tan trong nước, lắng đọng lại trong đất và trong nước, nên rễ cây không thể hút được.

+ Còn đối trung, vi lượng dạng chelate. Các nguyên tố vi lượng kết hợp với 1 số chất hữu cơ tạo ra phức chất, có khả năng hòa tan trong nước. Bền vững trong môi trường từ axit nhẹ, đến trung tính, rồi đến kiềm nhẹ. Đặc biệt là ion tạo phức này không bị kết tủa với các anion photphat, sunphat, cacbonnat. Hơn nữa những HCHC tạo phức thậm chí còn có khả năng lôi kéo được các ion kim loại ra khỏi hợp chất không tan của chúng tồn tại sẵn trong đất. Nhả dần dần, rễ cây hút các chất ở dạng phức, ngoài ra thành phần của các hợp chất hữu cơ tạo phức, có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng.

4. Vai trò quan trọng của dinh dưỡng trung lượng Ca đối với cây trồng

+ Ca kích thích rễ cây phát triển. Giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, giúp màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho cây trở nên cứng cáp hơn.

+ Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa axit hữu cơ trong cây.

+ Đối với các loại cây ăn quả, cung cấp đầy đủ canxi làm quả quá lượng đường cao và ngọt hơn. Các loại cây họ đậu thì Ca là chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu vì thiếu sẽ khiến cho hạt bị lép, hạt không no căng.

+ Khi cây hút Ca sẽ giúp hàm lượng (NO3 -) giảm xuống hạn chế hiện tượng ngộ độc ở cây, giúp rễ phát triển thuận lợi điều tiết quá trình trao đổi chất. Là cầu nối trung gian cho các thành phần hóa học của chất nguyên sinh và duy trì cân bằng giữa các tỷ lệ các anion và cation trong tế bào.

+ Bón Ca vào đất có tác dụng giảm sự độc hại của các chất như Fe, Cu, Mn,…

+ Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường.

+ Hoạt hóa nhiều enzym (như phospholipaza, arginine, triphosphataza).

5. Triệu chứng thiếu hụt Canxi trên cây trồng

Biểu hiện thiếu canxi của cây trồng thường không phải do sự thiếu hụt canxi trong đất, phần lớn đất tự nhiên cung cấp đủ canxi cho cây, biểu hiện thiếu canxi chủ yếu ở các cây trồng có nhu cầu canxi cao hoặc được trồng trên môi trường đất thiếu canxi (giá thể) hoặc do sự biến động của độ ẩm đất trồng, cũng có thể do các yếu tố ngoại cảnh khác làm thiếu hụt lượng canxi trong đất.

Biểu hiện cây trồng thiếu Canxi (Đầu chóp lá và 2 bên mép lá chuyển sang màu bạc trắng sau đó hóa đen rồi uốn cong) lá non và đọt non ảnh hưởng trước sau đó ảnh hưởng đến hệ rễ, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và dinh dưỡng).

– Tế bào bị hủy hoại, rễ, lá, và các phần khác của cây đều bị thối và chết.

– Cây thường xuất hiện rễ phụ, rễ hút, rễ sinh trưởng chậm. Khi thiếu Ca nặng hoa quả thối từng mảng.

– Thể hiện ra trong các mô non đang phân chia và hệ rễ bị hư hại.

– Tế bào đang phân chia không hình thành được vách tế bào mới.

– Xuất hiện các tế bào nhiều nhân đặc trưng đối với mô nhân sinh thiếu canxi.

– Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công

 Xem hướng dẫn sử dụng Canxi Chelate (Ca-EDTA-10) tại tab HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

Quy cách đóng gói và lượng bán tối thiểu

– Quy cách đóng gói chuẩn của Canxi Chelate: bao dứa 25kg

Lượng bán tối thiểu theo yêu cầu: 100g (đựng trong túi zip)

Hướng dẫn sử dụng Canxi Chelate (Ca-EDTA)

Canxi Chelate có thể sử dụng để bón bổ sung dinh dưỡng trực tiếp vào đất, trộn với các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh khác để bón, có thể phun lên lá, tưới gốc, dùng để ngâm tẩm hạt giống, nhúng rễ và hom trước khi trồng.

– Bổ sung dinh dưỡng Canxi trực tiếp vào đất bằng cách hòa nước tưới cho cây trồng với tỷ lệ 20 – 50g/20 lít nước.

– Bón trực tiếp hoặc trộn cùng phân bón hóa học, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh… với liều lượng 4 – 5kg/ha.

– Phun trực tiếp lên cây trồng hoặc trộn cùng phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật với tỷ lệ 1 – 2,5g/ lít.

Canxi Chelate còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân chứa vi lượng (+TE), phân bón lá, phân tưới nhỏ giọt.

Lưu ý: Nồng độ, lượng Canxi chelate bón cho cây trồng còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng loại cây, khả năng cung cấp của đất

Thông tin bổ sung

Loại

100g, 500g, 1kg

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Canxi Chelate (Ca-EDTA-10) tan hoàn toàn trong nước”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *